BẰNG VIỆC NHẬN THÔNG TIN, BẠN ĐỒNG Ý CHO PHÉP PHÒNG KHÁM NHÂN NGHĨA LIÊN LẠC THÔNG QUA CÁC HÌNH THỨC: GỌI ĐIỆN, TIN NHẮN, EMAIL NHẰM MỤC ĐÍCH HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ.
Sau chấn thương sọ não, một số bệnh nhân có thể may mắn hồi phục hoàn toàn trong khi một số khác lại bị di chứng yếu một phần cơ thể, gây khó khăn trong việc giữ thăng bằng để đứng và đi lại, hoặc cũng có khi không thể đi lại được. Lúc này, việc luyện tập phục hồi chức năng sau chấn thương sọ não là vô cùng quan trọng, giúp cơ thể hồi phục được phần nào hoặc tránh bất động tại chỗ.
Khả năng hồi phục của bệnh nhân sau chấn thương sọ não phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như mức độ, vị trí của tổn thương trong não và khả năng đáp ứng với quá trình luyện tập vật lý trị liệu. Tuy nhiên nhìn chung, để quá trình phục hồi diễn ra hiệu quả, cần có sự phối hợp ăn khớp, kiên trì trong thời gian dài giữa bệnh nhân, người chăm sóc và nhân viên tập vật lý trị liệu.
Tư thế thích hợp sẽ đem lại sự thoải mái cho người bệnh và phòng ngừa những biến chứng như co cứng, co rút, biến dạng khớp hay loét do tì đè. Nếu bệnh nhân có thể tự thực hiện, nên quan sát và đưa ra những hướng dẫn bằng lời để khuyến khích, động viên bệnh nhân tự làm. Nếu bệnh nhân gặp khó khăn, nên hỗ trợ bệnh nhân thực hiện đúng theo những chỉ dẫn sau:
Nếu muốn xoay qua phải thì thực hiện ngược lại.
Nếu muốn chuyển vị thế từ nằm sang ngồi về phía phải của giường thì thực hiện ngược lại.
Động tác kéo duỗi nhằm mục đích duy trì độ dài của cơ để cơ không bị co rút và duy trì vận động bình thường. Kéo duỗi cũng giúp giảm chuột rút và đau nhức do co cơ trên các chi. Khi bắt đầu mỗi bài tập, người chăm sóc cần giữ thẳng tay hay chân liệt của người bệnh bằng cách đặt một tay phía sau khuỷu tay hay dưới đầu gối chân bên bệnh, tay còn lại kéo thẳng tay/chân bệnh nhân ra.
Sau chấn thương sọ não, một số bệnh nhân có thể may mắn hồi phục hoàn toàn trong khi một số khác lại bị di chứng yếu một phần cơ thể
Nguyên tắc chung: Thực hiện gập, kéo, duỗi nhẹ nhàng và chậm rãi tới vị trí kéo duỗi tối đa. Giữ lại trong 10 giây và không được gây đau. Lặp lại 10 lần cho mỗi động tác. Tránh giật mạnh.
Cần phải hỗ trợ bệnh nhân đi lại với tư thế cân bằng ở cả hai bên cơ thể, phối hợp nhịp nhàng hai chân. Đừng bao giờ thúc giục hay khiến người bệnh phải vội vàng, hấp tấp.
Người chăm sóc nên đứng cùng phía với bên bị yếu liệt với một tay vòng qua thắt lưng bệnh nhân, tay còn lại giữ chặt tay yếu liệt nhưng không kéo tay.
Cần phải hỗ trợ bệnh nhân đi lại với tư thế cân bằng ở cả hai bên cơ thể, phối hợp nhịp nhàng hai chân
Có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ việc đi lại như gậy, bộ khung, gậy bốn chân, xe có bánh lăn, khung nâng đỡ tay,...
Một số lưu ý khi sử dụng gậy bốn chân:
Một số lưu ý khi sử dụng khung đi lại:
Sau chấn thương sọ não, hồi phục những chức năng cơ bản khác với mức độ tối đa cũng là một mục tiêu điều trị. Điều này cần thực hiện bằng cách động viên, khuyến khích và hỗ trợ sự nỗ lực tự lập của người bệnh trong mọi sinh hoạt hằng ngày.
Những chức năng cơ bản khác chính là hoạt động tự chăm sóc bản thân, chủ yếu là các việc cơ bản:
Người bệnh có thể thực hiện việc tự chăm sóc bản thân một cách độc lập mà không phụ thuộc vào người khác chỉ khi khả năng chuyển động linh hoạt của tay và chân vẫn còn được bảo tồn.
Những lời khuyên chung trong việc tự chăm sóc:
Hướng dẫn cụ thể dành cho người bệnh khi thực hiện các hoạt động tự chăm sóc như sau:
Người bệnh sau chấn thương sọ não nếu di chứng không nặng nề vẫn có thể lao động được như người bình thường
Người bệnh sau chấn thương sọ não nếu di chứng không nặng nề vẫn có thể lao động được như người bình thường hoặc làm những công việc đơn giản như việc nhà, trông giữ trẻ... Bệnh nhân nên đến những trung tâm giám định sức khỏe để được đánh giá năng lực và tìm kiếm một công việc phù hợp với bản thân mình.
Giải trí trong lúc rảnh rỗi là những hoạt động khiến người bệnh thấy vui vẻ và thích thú, ví dụ chơi một loại nhạc cụ, các trò chơi ngoài trời, đi dã ngoại, đi du lịch... Thông qua những hoạt động đa dạng này, họ còn học được thêm cách thích nghi với từng hoàn cảnh khác nhau, củng cố sự tự lập của bản thân và hòa nhập trở lại với cộng đồng.